Ngày đăng: 31-05-2022     Tác giả: Hồng Quốc     Chuyên mục: TIN TỨC - SỰ KIỆN

Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay trên địa bàn thành phố Bến Tre có 28 sản phẩm công nhận sản phẩm OCOP. Cụ thể, có 22 sản phẩm đạt 4 sao, trong đó có 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình về Trung ương khảo sát, đánh giá công nhận; còn lại 06 sản phẩm còn lại đạt chuẩn 3 sao. Qua khảo sát, đánh giá đa phần các sản phẩm công nhận sản phẩm OCOP tập trung chủ yếu lĩnh vực sản xuất, chế biến và tập trung hầu hết địa bàn các phường nôi ô thành phố.

Với mục tiêu và quyết tâm đưa Chương trình OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ lợi thế của từng địa phương, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững. Năm 2022, thành phố Bến Tre tập trung phát triển ít nhất 05 sản phẩm đạt OCOP từ 03 sao trở lên, trong đó phấn đấu có 01 sản phẩm tiềm năng 05 sao được UBND tỉnh công nhận và trình Trung ương tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, điểm du lịch, phấn đấu có 01 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 03 sao trở lên.

 

Thành phố Bến Tre chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP gắn quảng bá, kết nối tiêu thụ

 

Để hoàn thành mục tiêu trên, Thành phố chú trọng thực hiện đồng bộ, toàn diện nhóm giải pháp trọng tâm. Theo đó, chủ động phối hợp với các cơ quan Trung ương, tỉnh tổ chức tập huấn triển khai các quy định mới, hướng dẫn doanh nghiệp các biểu mẫu để các doanh nghiệp tự đánh giá; cán bộ hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ; triển khai đào tạo theo bộ tài liệu tập huấn những kiến thức cơ bản về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP.

Tăng cường truyền thông, quảng bá, tuyên truyền đối với các sản phẩm OCOP và sản phẩm tiềm năng với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp như: tuyên truyền cổ động trực quang, tuyên truyền trên hệ thống thông tin, đại chúng nhất tuyên truyền qua nhóm zalo, facebook MTTQ, đoàn thể thành phố, xã phường. Bên cạnh đó, Khảo sát, hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký xét chọn sản phẩm OCOP và Phát triển sản phẩm OCOP Khảo sát, đánh giá hiện trạng doanh nghiệp, Hợp tác xã, có sản phẩm tiêu biểu; phát phiếu đăng ký và hướng dẫn thực hiện; Hướng dẫn doanh nghiệp/hộ kinh doanh hoàn thiện hồ sơ. Tập trung hỗ trợ các xã Phú Nhuận, Bình Phú, Phú Hưng và Sơn Đông thẩm định, đăng ký đánh giá các sản phẩm OCOP tiềm năng, mang tính đặc thù địa phương góp phần hoàn thành tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, kiểm mẫu.

Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các chủ thể sản xuất thực hiện chương trình OCOP thực hiện đăng ký bảo hộ, quản lý nhãn hiệu các sản phẩm OCOP, đăng ký nhãn hiệu, thiết kế nhãn hiệu sản phẩm tham gia chu trình OCOP, in tem truy xuất nguồn gốc,… Ngoài ra, các ngành chuyên môn tiếp tục khảo sát, đánh giá hiện trạng sản phẩm về nhu cầu, thị hiếu của thị trường đối với sản phẩm; vùng nguyên liệu; lực lượng lao động; khả năng đầu tư phát triển sản phẩm OCOP. Tư vấn xây dựng, xét chọn ý tưởng sản phẩm đăng ký tham gia. Hỗ trợ nguồn kinh phí in tem OCOP hỗ trợ cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thực hiện in tem sản phẩm OCOP, bao gồm những sản phẩm đã được đánh giá phân hạng đạt từ 03 sao trở lên để hỗ trợ công ty, doanh nghiệp,… dán lên các sản phẩm, nhằm quảng bá giới thiệu cho khách hàng trong và ngoài nước (hỗ trợ khi chủ thể chưa kịp thay đổi máy móc in ấn bao bì có tem chứng nhận OCOP trên sản phẩm).

Song song đó, Thành phố tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thực hiện chương trình kết nối cung cầu sản phẩm OCOP với các tỉnh và thành phố, đặc biệt khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chủ thể có sản phẩm OCOP tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại điện tử, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử để mở rộng thị trường. Đặc biệt, hỗ trợ chuyển đổi số đối với các chủ thể tham gia Chương trình OCOP Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia Chương trình hỗ trợ 1.000 doanh nghiệp chuyển đổi số tỉnh Bến Tre gắn với thực hiện Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp nhằm góp phần thiết thực cùng các xã hoàn thành tiêu chí NTM nâng cao, kiểu mẫu trong năm 2022 ./.

                                                                                                 Hồng Quốc