Phát triển liên kết chuỗi Tôm là hướng đi tất yếu trong nuôi tôm công nghệ cao ở nước ta
Cả nước hiện có tổng số 983 hợp tác xã (HTX) nông nghiêp thủy sản, trong đó, số HTX nông nghiệp tham gia liên kết chuỗi tôm có 208 HTX, với 136 doanh nghiệp và 58.314 hộ nông thôn tham gia thực hiện sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm. Tổng số chuỗi liên kết theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP được hình thành trong ngành tôm là 49 chuỗi tôm.
Tổng diện tích liên kết chuỗi tôm cả nước là 6.922 ha với sản lượng liên kết chuỗi tôm là 25.291 tấn; giá trị sản phẩm sản xuất có liên kết 179.450 triệu đồng; tổng giá trị sản phẩm tôm được sản xuất là 912.000 triệu đồng; tỷ lệ giá trị sản phẩm tôm được sản xuất giới các hình thức liên kết là 19,68%.
Một số mô hình điển hình của HTX tham gia chuỗi tôm như mô hình Hợp tác xã Artemia Vĩnh Châu xã Vĩnh Trạch Đông thành phố Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu. Mô hình HTX nuôi tôm theo mô hình tuần hoàn khép kín bằng công nghệ sinh học để sản xuất tôm sạch, hướng tới xuất khẩu; HTX đã xây dựng được một chuỗi sản xuất liên kết đồng bộ từ xây dựng vùng nguyên liệu đầu vào đến thị trường tiêu thụ đầu ra. Hiện tại, HTX đã liên kết với 5 HTX bạn với trên 250 ha diện tích thực nuôi. Doanh thu hàng năm của HTX 3 năm gần đây đạt 40 tỷ đồng, tạo việc làm trên 300 lao động mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. HTX đang tiến hành nuôi tôm công nghệ cao bằng bể tròn khung nổi 500 m3 và bước đầu đạt được kết quả rất khả quan.
Vuông nuôi tôm trên cát
Mô hình HTX nông nghiệp Cái Bát ở xã Hòa Mỹ huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau có 15 hộ thành diện tích nuôi tôm là 74 ha đã thành công với mô hình HTX nuôi tôm tiêu chuẩn chứng nhận bền vững ASC phục vụ xuất khẩu. Cơ chế liên kết giữa HTX với công ty bằng hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm theo hình thức công ty cung cấp giống tôm đạt tiêu chuẩn với giá thấp hơn giá thị trường bên ngoài khoảng 2.000 đồng/kg và thanh toán khi giao giống. Trong quá trình nuôi tôm, công ty cử cán bộ kỹ thuật xuống ao nuôi của từng hộ để hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát quy trình kỹ thuật nuôi tôm của hộ. Đến vụ thu hoạch, công ty thu mua tôm của hộ với giá cao hơn giá thị trường khoảng 2% (khoảng 2-3 nghìn đồng/kg tôm tươi).
Mô hình HTX Tân Phát Lợi ấp Tân Lập xã Tân Ân Tây huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau hoạt động theo mô hình hợp đồng liên kết với doanh nghiệp, hộ nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản lượng 180 tấn, diện tích nuôi 500 ha; lợi nhuận cho các thành viên thu trung bình 550 triệu đồng/năm; mang lại lợi ích cho thành viên, nông dân, doanh nghiệp trong liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Đa số hộ dân và doanh nghiệp nuôi tôm dụng công nghệ cao (UDCNC) trong chuỗi liên kết, thực hiện liên kết đâu vào - đâu ra với Công ty CP. Trong năm 2022, có 01 doanh nghiệp nuôi tôm công nghệ cao (doanh nghiệp Mỹ Linh) liên kết với Công ty Việt Thắng xây dựng chứng nhận BAP (chứng nhận Thực hành nuôi thủy sản tốt do Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn câu - GAA xây dựng) và con tôm của doanh nghiệp này đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Năm 2022, phối hợp với địa phương phát triển tăng thêm 567 ha nuôi tôm UDCNC, lũy kế đến nay đã phát triển 2.567 ha nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đạt 102,68% so với kế hoạch năm. Thành lập 01 HTX nuôi tôm công nghệ cao tại xã Bình Thắng huyện Bình Đại với 30 xã viên tham gia.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng vùng nuôi tôm công nghệ cao tập trung tại 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú với tổng quy mô 350 ha (Ba Tri 100 ha, Bình Đại 150 ha, Thạnh Phú 100 ha) và đang hỗ trợ địa phương xây dựng kế hoạch thành lập HTX nuôi tôm công nghệ cao huyện Thạnh Phú.
Bài, ảnh: Đặng Văn Cử