Canh tác phát thải thấp khí nhà kính cây dừa Bến Tre
Sơ bộ đánh giá khả năng tích tụ và lưu trữ cacbon của cây dừa Bến Tre vào khoảng 3.588.328,73 tấn cacbon/ha, hay nói cách khác mỗi cây dừa Bến Tre có khả năng tích tụ và lưu trữ 0,22 tấn cacbon/năm, canh tác phát thải thấp khí nhà kính (KNK) hiện nay, có 03 hình thức áp dụng trong canh tác phát thải thấp đối với cây dừa Bến Tre, gồm: canh tác lên líp lập bờ tạo mương bồi đắp phù sa hàng năm, canh tác hữu cơ và các tiêu chuẩn tương đương, canh tác tuần hoàn.
Ưu điểm thứ nhất canh tác đất trồng dừa là ít khuấy trộn đất làm cho đất tiếp xúc với không khí và oxi hóa đi nguồn cacbon. Thứ hai, canh tác đất làm phá hủy đi hệ sợi của nấm rễ mycorrhiza, vốn là vi sinh vật đảm trách quá trình cộng sinh rất quan trọng cho sức sống của cây và giúp tăng cường sự tiết dịch chứa cacbon lỏng. Nghiên cứu cho thấy rằng sinh khối của nấm được gia tăng khi sự canh tác đất giảm đi. Thứ ba, những khối “kết cấu đất” phức tạp được tạo thành từ những dịch tiết ra từ vi sinh vật để bảo vệ các quá trình chuyển hóa hóa học quan trọng như cố định đạm và ổn định nguồn cacbon sẽ bị phá hủy bởi quá trình canh tác đất. Thứ tư, canh tác đất sẽ phá hủy những khoảng không trống bên trong đất, những khoảng không này rất quan trọng trong việc giữ không khí và nước giúp cho vi sinh vật sống sót.
Vườn dừa
Từ ưu điểm đó, cùng với điểm khác biệt trong canh tác trồng dừa ở Bến Tre nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung so với trong cả nước là đối với việc duy trì hình thức canh tác lên líp lập bờ tạo mương được bồi đắp phù sa hàng năm sẽ hạn chế việc hình thành, tích tụ khí mêtan (CH4) trong lớp mùn bã hữu cơ ở tầng đáy của mương vườn và ngăn cơ hội hình thành, phát thải khí này vào môi trường không khí. Tùy thuộc vào loại đất và mô hình canh tác mà liếp được lên theo kiểu liếp đơn với chiều rộng mặt từ 4-6m hay liếp đôi với chiều rộng mặt từ 6-8m, thậm chí từ 10-12m; líp đơn hay líp đôi thì diện tích mặt nước chiếm khoảng 1/3 diện tích đất canh tác. Với diện tích trồng dừa Bến Tre 79.085ha, diện tích mặt nước trong vườn dừa chiếm 26.361,66ha, dựa vào các thông số về trữ lượng cacbon sinh khối của đất ngập nước chuyển đổi thành đất trồng cây lâu năm theo hướng dẫn của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (gọi tắt là IPCC) năm 2006 có mức tăng 2,6 tấn cacbon/ha/năm tương đương 0,013 tấn cacbon/cây/năm, ứng với 68.540,32 tấn cacbon/năm không bị phát thải vào môi trường nhờ việc duy trỳ thường xuyên liên tục cách thức canh tác bồi mương 1 – 2 lần/năm của nhà vườn trồng dừa Bến Tre.
Hình thức canh tác hữu cơ và các tiêu chuẩn tương đương đối với vườn dừa Bến Tre đều có sự chênh lệnh khá lớn về lượng phân bón vô cơ được sử dụng hàng năm, 1ha mô hình trồng dừa hữu cơ có lượng phân bón được sử dụng thấp hơn mô hình trồng dừa công nghiệp: 60 kg urea, 60 kg lân, 40 kg kali clorua; tương tự thấp hơn mô hình trồng dừa uống nước: 80 kg urea, 80 kg lân, 50 kg kali clorua; có thể thấy trung bình 1 mô hình trồng dừa hữu cơ: 70 kg urea, 70 kg lân, 45 kg kali clorua. Hệ số phát thải được thiết lập sẵn trong bảng tính (worksheet) Input Data của file Biomass Burning Liming Urea.xlsx và theo Chương 5 Tập 4 Hướng dẫn của IPCC năm 2006 với hệ số phát thải cacbon khi bón phân urê vào hoạt động canh tác nông nghiệp: 0,2 tấn cacbon/tấn urê. Diện tích trồng dừa hữu cơ của Bến Tra là 18.500ha, trong đó diện tích dừa hữu cơ đã đạt được chứng nhận là 11.628,92ha, chỉ tính riêng lượng phân bón urê, canh tác dừa hữu cơ Bến Tre đã làm giảm phát thải 259 tấn cacbon, tương đương 0,00007 tấn cacbon/cây (0,07 kg cacbon/cây dừa), ứng với 0,01 tấn cacbon/ha dừa.
Ngày 19-6-2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 540/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030 làm cơ sở pháp lý để Bến Tre thúc đẩy phát triển giao dịch tín chỉ cacbon đối với cây dừa. Nghiên cứu vòng đời của một chu trình cacbon ngắn khép kín ở phạm vi hẹp trong trường hợp vỏ dừa Bến Tre chiếm 35% trọng lượng trái đạt chuẩn 1,2 kg/trái, hiện có 705.800.000 trái quy đổi 705.800 tấn trái, có đến 247.030 tấn vỏ trái; trong đó chỉ xơ chiếm 30% - 40% và mụn dừa chiếm 60% - 70%, tạo ra lượng mụn dừa trung bình 16.056,95 tấn mụn. Mụn dừa của Bến Tre dùng làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm: giá thể ươm cây trồng, phân bón hữu cơ, vật liệu tủ gốc giữ ẩm cây trồng, chất độn làm tơi xốp đất. Mụn dừa và các sản phẩm từ mụn dừa là một mắc xích trong chu trình cacbon ngắn của cây dừa, nó đã trực tiếp tái tạo lại 1.204,27 tấn cacbon (tương đương 0,014 tấn cacbon/ha, xấp xỉ 0,06 kg cacbon/cây) cho đất giúp ổn định cacbon cho đất và đồng thời khép lại vòng đời di chuyển của cacbon đối với đời sống của cây dừa.
Hình thức canh tác phát thải thấp cây dừa Bến Tre thường xuyên liên tục cách thức canh tác bồi mương 1 – 2 lần/năm sẽ làm giảm 0,013 tấn cacbon/cây/năm tương đương 2,6 tấn cacbon/ha/năm; canh tác hữu cơ và các tiêu chuẩn tương đương riêng việc sử dụng urê giảm phát thải 0,00007 tấn cacbon/cây ứng với 0,01 tấn cacbon/ha dừa/năm; canh tác tuần hoàn vào khoảng 0,00006 tấn cacbon/cây bằng 0,014 tấn cacbon/ha/năm. Tổng các hình thức phát thải thấp đối với canh tác dừa Bến Tre có khả năng đạt đến 0,013 tấn cacbon/cây/năm hay 2,623 tấn cacbon/ha/năm.
ĐỊNH MỨC MÔ HÌNH TRỒNG MỚI DỪA CÔNG NGHIỆP
ĐỊNH MỨC MÔ HÌNH TRỒNG MỚI DỪA UỐNG NƯỚC
ĐỊNH MỨC MÔ HÌNH SẢN XUẤT DỪA HỮU CƠ
ĐỊNH MỨC MÔ HÌNH THÂM CANH DỪA UỐNG NƯỚC