Nhận biết dấu hiệu của bệnh chết ngược (Dieback) do nấm Fusarium incarnatum và Fusarium solani trên cây sầu riêng
Sầu riêng là một trong những loại cây trồng rất mẫn cảm với điều kiện bất lợi của thời tiết, đất đai, nấm bệnh và dinh dưỡng. Thời gian vừa qua các loại nấm bệnh gây hại như nấm Phytophthora pamivora gây xì mủ thân, nấm Rihzoctonia solani gây phỏng lá, Colletotrium spp gây thán thư đối trên cây sầu riêng được nhà vườn rất quan tâm và thực hiện quản lý khá tốt. Tuy nhiên trong điều kiện tần suất thâm canh sầu riêng đang tăng cao khiến cho một số đối tượng nấm khác phát triển gây hại trên các bộ phận của cây.
Theo thực tế ghi nhận tại các vườn sầu riêng tại Tân Phú, Quới Thành, Tiên Long, Tiên Thuỷ, Phú Đức… của huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre hiện nay một dòng nấm mới đã bắt đầu tấn công vào đỉnh sinh trưởng của cành và chùm hoa. Dựa trên tài liệu kỹ thuật Xử lý ra hoa của GS.TS Trần Văn Hâu và các kết quả nghiên cứu tại các trang trại của Thái Lan. Kết luận bệnh này có tên gọi là "Dieback hay còn gọi là chết ngược" do nấm có tên Fusarium incarnatum và Fusarium solani; khác so với dòng nấm Fusarium oxyporium chỉ lưu tồn dưới đất và tấn công vào rễ.
Nhà vườn canh tác sầu riêng cần quan tâm những vấn đề gì?
- Điều kiện phát triển của bệnh: nấm thường phát triển trong điều kiện nhiệt độ ấm từ 25 đến 30oC và ẩm. Nấm còn cộng sinh với mọt đục cành gây ra thiệt hại nặng cho vườn sầu riêng.
- Vị trí gây hại:
+ Nấm thường tấn công làm khô cành từ chóp ngọn bên ngoài dần vào bên trong và sau đó chết cả cành. Triệu chứng đầu tiên là lá ở đầu cành bị vàng sau đó rụng.
Biện pháp quản lý
Thường xuyên thăm vườn.
Khoảng cách trồng phải đảm bảo từ 7m x 7m – 10m x 10m
Tỉa cành tạo tán thông thoáng chú ý việc tạo khoảng cách giữa các cành cấp 2 để hạn chế ẩm độ.
Khi phát hiện bệnh cần thu gom và đem ra khỏi vườn để xử lý.
Tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh.
Ổn định pH đất từ 5.5 – 7 để giúp cây tăng cường sức đề kháng.
Phun ngừa vào đầu mùa mưa và khi phát hiện sớm tình trạng chết ngược bằng các hoạt chất như Foselty Aluminium (Forliet, Aliette…), Metalaxyl (Coperzin, Ridomil Gold…), Copper oxychloride (Otincin, Coc 85…)