Ngày đăng: 21-04-2025     Tác giả: Cái Mới     Chuyên mục: TIN TỨC - SỰ KIỆN

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 743/BKHCN-ĐMST ngày 10/4/2025 hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2025.

Ngày 21/4 hằng năm được Liên hợp quốc (UN) chọn làm Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo... Trong bối cảnh cả nước ta đang tập trung, quyết liệt triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học và nhân dân trong việc thúc đẩy hoạt động ĐMST phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị các Cơ quan quan tâm, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động hưởng ứng, chào mừng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2025.

 

Mục đích: Hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới hằng năm của Liên hợp quốc; tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng và toàn xã hội cùng chung tay thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo; tạo dựng văn hoá đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội. Nâng cao nhận thức về vai trò của khoa học và công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững và thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của con người. Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để khoa học, công nghệ trở thành lực kéo của nền kinh tế; đổi mới sáng tạo là động lực chính của tăng trưởng; chuyển đổi số là công cụ chiến lược nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia. Thúc đẩy phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, tăng cường kết nối giữa khu vực doanh nghiệp - nhà nước - viện/trường - startup - nhà đầu tư - cộng đồng với vai trò của các nền tảng số kết nối cung - cầu công nghệ, chuyên gia - ý tưởng.

Các hoạt động hưởng ứng được tổ chức thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, có kết quả và tác động cụ thể. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, truyền thông đa nền tảng để kết nối, lan tỏa các hoạt động hưởng ứng.

Chủ đề: “Đổi mới sáng tạo - Nghĩ khác, Làm khác để tốt hơn”; “Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng”; “Đổi mới sáng tạo toàn dân - Chuyển đổi số toàn diện - Vì cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Khẩu hiệu: “Nhiệt liệt chào mừng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới - 21/4/2025”.

Nội dung: Tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa của Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới; truyền thông sáng tạo, đại chúng hoá tinh thần đổi mới sáng tạo. Phổ biến, quán triệt trong toàn xã hội về đường lối, chính sách đột phá của Đảng, Nhà nước về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia; tinh thần “khoán 10” của Nghị quyết 57-NQ/TW; phương thức mới trong quản lý hoạt động KHCN và ĐMST; cách tiếp cận mới về KHCN, ĐMST và CĐS (CĐS tạo ra môi trường tốt cho ĐMST; ĐMST tạo ra nhu cầu về phát triển CN; phát triển CN đặt ra bài toán về nghiên cứu KH, nghiên cứu cơ bản; khoa học, công nghệ trở thành lực kéo của nền kinh tế - đổi mới sáng tạo là động lực chính của tăng trưởng - chuyển đổi số là công cụ chiến lược nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia…); các nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược cần triển khai để thực hiện đột phá về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia trong thời kỳ mới.

Tổ chức, phát động triển khai các hoạt động, cách làm thiết thực, ý nghĩa để thực thi ĐMST trong từng việc làm của cá nhân, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp và toàn xã hội; giúp tăng năng suất, hiệu quả lao động, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo, các không gian sáng tạo trong các lĩnh vực, gắn với chuyển đổi số.

Hình thức tổ chức

- Treo băng rôn, khẩu hiệu chào mừng với chủ đề nêu tại mục 3 tại trụ sở cơ quan, đơn vị.

- Truyền thông sáng tạo, đa nền tảng về hoạt động, kết quả, các mô hình, các điển hình về ứng dụng, chuyển giao, đổi mới, phát triển công nghệ và ĐMST.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, tọa đàm, giao lưu; phóng sự, phim tài liệu; hoạt động triển lãm, giới thiệu, trình diễn,… các thành tựu, kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST.

- Tổ chức, phát động phong trào thi đua, các cuộc thi, các hoạt động để thúc đẩy ứng dụng công nghệ, giải pháp mới, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải tiến quy trình,… trong hoạt động chuyên môn, hoạt động sản xuất, kinh doanh tại từng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc, có thành tích, đóng góp cho việc thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và ĐMST trong ngành, lĩnh vực.

Thời gian tổ chức: Từ ngày 15/4/2025 đến hết ngày 26/4/2025; có thể phối hợp, kết nối với các hoạt động để hướng đến chào mừng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4, Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5./.

Bến Tre là một trong các địa phương triển khai khá sớm hoạt động ĐMST và đã đạt được các kết quả đáng ghi nhận: Các chỉ tiêu được giao của ngành đều đạt và vượt mục tiêu đề ra: Chỉ số (TFP) đóng góp vào tăng trưởng năm 2024 đạt 47%, đạt 100% so với cả năm (năm 2024 là 47%), đạt 117,5% so với nhiệm kỳ 2020 – 2025 (nhiệm kỳ 2020 – 2025 là 40%), đạt 125,7% so với giai đoạn 2016 – 2020 (giai đoạn 2016 – 2020 là 36,1%); Tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 38%, đạt 100 % so với cả năm (chỉ tiêu của tỉnh: 38%), đạt 95% so với nhiệm kỳ 2020 – 2025 (Nhiệm kỳ 2020 – 2025 là 40%), đạt 133,33% so với giai đoạn 2016 – 2020 (giai đoạn 2016 – 2020 là 30%. Năm 2024 có 07 sản phẩm KH&CN được thương mại đạt 116,66% so với kế hoạch (năm 2024: 06 sản phẩm). PII 2024 Bến Tre đạt 34,6 điểm, xếp hạng 30 so với cả nước và xếp hạng 3 so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tăng 02 bậc so với năm 2023.

HĐND tỉnh ban hành chính sách đặc thù của tỉnh Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND ngày 05/7/2023 của HĐND tỉnh về việc quy định một số chính sách đặc thù khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre và Quyết định 16/2024/QĐ-UBND ngày 07/5/2024 của UBND tỉnh Ban hành Bộ tiêu chí xác định doanh nghiệp thuộc nhóm nguồn dẫn đầu, doanh nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu trên địa bàn tỉnh Bến Tre vừa quan tâm đến khởi nghiệp và ĐMST của các tổ chức cá nhân và vừa có doanh nghiệp lớn. Nhìn lại 1 năm thực hiện Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND ngày 05/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định một số chính sách đặc thù khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã hỗ trợ kinh phí cho 7 dự án, ý tưởng khởi nghiệp; khởi động chương trình ươm tạo khởi nghiệp ĐMST cho 30 doanh nghiệp, dự án và ý tưởng khởi nghiệp tại Bến Tre và khu vực các tỉnh phía Nam, kết nối giữa cố vấn khởi nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp 17 dự án. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2423/QĐ-UBND ngày 11/10/2024, công nhận 22 doanh nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu và 50 doanh nghiệp thuộc nhóm nguồn dẫn đầu; trong số 22 doanh nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu vừa được công nhận có 10 doanh nghiệp đạt tiêu chí dẫn đầu về thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; 13 doanh nghiệp đạt tiêu chí dẫn đầu về chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực; 03 doanh nghiệp được xác định đạt tiêu chí về ứng dụng khoa học, chuyển đổi số.

Riêng trong quý I/, Sở KH&CN tỉnh đã đề xuất 11 doanh nghiệp ứng dụng KH,CN&ĐMST và 03 doanh nghiệp CĐS đạt mức độ 4, 5) để Hội đồng xem xét trình UBND tỉnh công nhận.

Hiện nay, tỉnh có 16 tổ chức KH&CN, 11 doanh nghiệp KH&CN, 07 doanh nghiệp số; 04 doanh nghiệp/dự án khởi nghiệp đăng ký làm việc tại Không gian ĐMST Mekong tỉnh và đang ươm tạo 23 tổ chức, cá nhân có dự án, ý tưởng khởi nghiệp.

Đến nay Bến Tre có 59 nhãn hiệu cộng đồng còn hiệu lực bảo hộ, trong đó: có 02 nhãn hiệu chứng nhận ngoài nước tại Canada và 57 nhãn hiệu trong nước, gồm: 09 chỉ dẫn địa lý, 13 nhãn hiệu chứng nhận, 35 nhãn hiệu tập thể, góp phần giảm tỉ lệ nhãn hàng riêng sản xuất tại tỉnh, xây dựng thương hiệu địa phương và hội nhập kinh tế thế giới.

Giải thưởng Chất lượng Quốc gia nằm trong hệ thống Giải thưởng Chất l­ượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dư­ơng (Global Performance Excellence Award - GPEA) của Tổ chức Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dư­ơng (Asia Pacific Quality Organization - APQO). Giải thưởng được thiết lập, triển khai trên cơ sở chấp nhận mô hình và các tiêu chí Giải thưởng Chất lượng Quốc gia của Hoa Kỳ (Malcom Baldrige). Đây là giải thưởng thường niên duy nhất về chất lượng được quy định trong Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và được ban hành theo quy tắc quốc tế, thuộc hệ thống Giải thưởng Chất lượng Quốc tế của Tổ chức Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bến Tre có 03 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

Giải thưởng Chất lượng Quốc gia hướng tới mục tiêu khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng; phát triển các nguồn lực để nâng cao năng suất - chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Từ đó tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng của các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức, doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh và định hình thương của doanh nghiệp từ việc đạt danh hiệu thương hiệu chứng nhận này.

Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) - Tôn vinh các doanh nghiệp đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp tới cộng đồng kinh doanh trong nước và quốc tế. Bến Tre có 05 doanh nghiệp trong danh sách VNR500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, gồm: Công ty CP Tập đoàn đầu tư Ngân Tín đạt xếp hạng 212, Công ty CP Đông Hải Bến Tre hạng 225, Công ty CP Xuất nhập khẩu Bến Tre 353, Công ty CP Chế biến dừa Lương Qưới 416 và Công ty CP Dược phẩm Bến Tre xếp hạng 484.