Bến Tre quan tâm phối hợp tuyên truyền các Di sản Văn hóa trên phương tiện thông tin đại chúng
Mặc dù địa phương hay đơn vị, cá nhân có làm tốt, làm giỏi, làm xuất sắc thế nào hoặc một mô hình, sáng kiến hiệu quả đến đâu nhưng không được báo chí tuyên truyền, giới thiệu, nhân rộng điển hình thì cũng bằng không và thực tế đã chứng minh điều đó, vì vai trò của báo chí truyền thông vô cùng quan trọng, vừa là cầu nối giữa các sự kiện, các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Đặc biệt, đối với lĩnh vực di sản văn hóa nói riêng thì báo, đài thật sự là cầu nối để tuyên truyền, giới thiệu các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, các phong tục tập quán, làng nghề truyền thống…để mọi người biết đến tham quan, tìm hiểu lịch sử, văn hóa…bởi mọi người thường nói với nhau “báo mới vừa đăng”, thấy “trên truyền hình giới thiệu”, “Đài mới phát”…Điều đó, cho thấy độ tin cây rất cao của công chúng đối với báo chí, truyền thông.
Những năm qua, việc phối hợp tuyên truyền, giới thiệu các di sản văn hóa trong tỉnh được các cơ quan báo, đài thực hiện khá tốt, góp phần giúp đông đảo người dân và du khách biết đến những di tích lịch sử văn hóa tại địa phương, đồng thời nơi đây vừa là địa chỉ đỏ để cán bộ, chiến sĩ, Cựu chiến binh, học sinh, sinh viên… đến tham quan, học tập trãi nghiệm, giáo dục truyền thống lịch sử tại địa phương vừa là nơi du lịch vui chơi, giải trí của du khách. Từ đó, mang lại những hiệu quả thiết thực trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của các tằng lớp nhân dân.
Các đồng chí lãnh đạo và Nhà Đầu tư cắt băng khánh thành trùng tu nâng cấp Đền thờ Nữ tướng Nguyễn Thị Định 3- 2025
Nhờ xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các Di sản văn hóa của tỉnh nhà, mà các cơ quan báo, đài đã có nhiều thức tuyên truyền phong phú, sinh động thông qua hình ảnh, bài viết, phóng sự để tuyên truyền, giới thiệu cụ thể từng lĩnh vực Di sản văn hóa vật thể như: Di tích lịch sử Đồng Khởi (Định Thủy, Mỏ Cày), Mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu (An Đức, Ba Tri), Di tích chùa Tuyên Linh (Minh Đức, Mỏ Cày Nam), Di tích Đường Hồ Chí Minh trên biển (Thạnh Phong, Thạnh Phú) hoặc các di tích Kiến trúc nghệ thuật như: Đình Phú Lễ (Phú Lễ, Ba Tri), Di tích kiến trúc Đình Bình Hòa (Bình Hòa, Giồng Trôm), Di tích kiến trúc nghệ thuật Dinh Tỉnh trưởng (Bảo tàng Bến Tre, Thành phố Bến Tre), Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia Nhà cổ Huỳnh Phủ (Đại Điền, Thạnh Phú) thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu truyền thống lịch sử cách mạng địa phương, những giá trị văn hóa in đâm bản sắc vùng miền hay kiến thúc nghệ thuật đặc sắc, tạo nên dấu ấn khó phai trong lòng du khách khi được đến tham quan du lịch tại Bến Tre.
Đối với các Di sản văn hóa phi vật thể ở Bến Tre cũng rất độc đáo, mang tính khác biệt vùng miền rõ rệt, đó là đó là Hát sắc bùa Phú Lễ, Lễ hội Nghinh Ông Bình Thắng, Nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng và Nghề làm bánh phồng Sơn Đốc. Do tính đặc thù nên những di sản văn hóa phi vật thể này đã được đài, báo địa phương tuyên truyền khá nhiều, thường xuyên và tạo điểm nhấn vào những dịp lễ, tết thu hút được sự quan tâm, theo dõi của cộng đồng, như Hát sắc bùa Phú Lễ hay lễ hội Nghinh Ông là những di sản văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống trong lĩnh vực diễn xướng dân gian được nhiều người quan tâm thể hiện tín ngưỡng, thờ tự dân gian, đó cũng là phong tục truyền thống của cư dân vùng biển, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…đã in đậm giá trị văn hóa truyền thống lâu đời cần được bảo tồn, nếu không sẽ dần mai một, vì thế việc tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá để mọi người biết đến, quan tâm và yêu thích đối với lĩnh vực nghệ thuật Hát sắc bùa nhằm góp phần bảo tồn giá trị di sản phi vật thể này, nên việc tuyên truyền, giới thiệu các lĩnh vực này là vô cùng quan trọng và cần thiết và chỉ thông qua báo, đài mới tuyên truyền được sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân vừa gìn giữ, bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản qua việc tham gia các hoạt động diễn xướng, lễ hội, thu hút, tập hợp nhiều người cùng tham gia, giới thiệu, quảng bá các hoạt động trước, trong và sau lễ hội, tầm ảnh hưởng của hoạt động lễ hội đến với cộng đồng dân cư và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…ở địa phương.
Phục dựng nghi thức Lễ cúng Kỳ yên Đình thần ở Bến Tre
Đối với lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể ở Bến Tre có làng nghề Bánh tráng Mỹ Lồng và bánh phồng Sơn Đốc có lịch sử lâu đời hơn 100 năm, là một nghề truyền thống trong lĩnh vực ẩm thực dân dã miệt vườn, nguyên liệu làm nên sản phẩm là gạo, nếp, khoai mì, đường mía, điều đặc biệt và làm nên thương hiệu nổi tiếng là nước cốt dừa và phương pháp pha trộn, chế biến thành sản phẩm đặc sắc không thể nhằm lẫn với đặc sản vùng miền khác. Chính những nét đặc trưng đó, Bánh tráng Mỹ Lồng và bánh phồng Sơn Đốc đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và đã được các cơ quan báo chí tuyên truyền, giới thiệu rất nhiều qua các hình ảnh, bài viết, phóng sự rất phong phú, đa dạng, thu hút sự quan tâm của mọi người trở thành một trong những điểm đến của các tour tham quan du lịch trãi nghiệm của khá đông du khách trong và ngoài tỉnh, có cả du khách nước ngoài cũng rất thích tham quan loại hình di sản văn hóa truyền thống này, góp phần to lớn vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của quê hương
Để phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các di sản văn hóa tại địa bàn Bến Tre trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời kỳ công nghệ 4.0 và kỷ nguyên số là một yêu cầu cấp thiết và thường xuyên và chủ động giữa các cơ quan chuyên môn, trong đó, các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các làng nghề truyền thống … nên chủ động liên hệ, mời các cơ quan báo, đài đưa tin tuyên truyền về các hoạt động thường xuyên tại di tích, các dịp lễ hội, các ngày kỷ niệm, tết cổ truyền diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng hay các hoạt động giao lưu, sinh hoạt cộng đồng, tham quan du lịch trãi nghiệm, kể chuyên truyền thống… cần có sự phối hợp với cơ quan báo, đài để thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tập hợp mọi người cùng tham gia tổ chức các hoạt động hoặc thu hút khách tham quan du lịch. Đối với những người không có điều kiện đến tham quan trãi nghiệm hay giao lưu trực tiếp tại địa điểm di sản sẽ thông qua phương tiện thông tin đại chúng, ít nhiều họ sẽ tiếp cận được các hoạt động diễn ra tại di tích, làng nghề. Đặc biệt, nhờ các hoạt động truyền thông mà những người bảo tồn và quản lý các di sản văn hóa sẽ nắm bắt được những thông tin phản hồi bổ ích từ người dân, du khách tham quan hoặc nhân chứng liên quan đến sự kiện lịch sử, nguồn gốc, xuất xứ của di sản văn hóa hoặc những phát hiện mới liên quan …qua đó thẩm định, tiếp nhận, phản hồi thông tin. Những yêu cầu này rất cần thiết và quan trọng đối với việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của di sản văn hóa, mặt khác, nếu không có báo, đài làm cầu nối để tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá thì các di sản văn hóa khó có thể được mọi người dân, du khách tham quan biết đến một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bên cạnh việc phối hợp tuyên truyền, giới thiệu về các di sản văn hóa, các cơ quan chức năng của ngành văn hóa cần phối hợp với các cơ quan báo, đài thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu về các sự kiện lịch sử văn hóa, lễ hội, các nhân vật lịch sử …liên quan đến từng di sản văn hóa ở địa phương trên phương tiện thông tin đại chúng, qua đó kết nối thu thập thêm những thông tin, tư liệu, hình ảnh, hiện vật lịch sử có giá trị, góp phần làm phong phú thêm các di sản văn hóa, thu hút ngày càng nhiều khách tham quan du lịch.
Bên cạnh việc phối hợp tuyên truyền với các cơ quan báo, đài thì đội ngũ cán bộ, công chức, nghệ nhân làm công tác tại các di sản văn hóa cũng cần được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, đa dạng, kịp thời thích ứng với tình hình và yêu cầu hội nhập văn hóa thế giới, lồng ghép các hoạt động tại địa điểm di sản (đối với di sản vật thể) với bổ sung, nâng cấp, truyền dạy, đổi mới các hình thức sinh hoạt truyền thống (đối với di sản phi vật thể).
Công tác phối hợp tuyên truyền các di sản văn hóa trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay là một trong những giải pháp cần thiết, quan trọng và hiệu quả nhất để góp phần giới thiệu, quảng bá rộng rãi các di sản văn hóa lịch sử truyền thống của đất nước, địa phương, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và tinh thần, ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn, gian khổ, đổi mới vươn lên, đặc biệt là trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc./.